Monday, July 12, 2010

Dạy bé tinh thần trách nhiệm

Bạn mong đợi điều gì ở bé 2 tuổi

Một bé 2 tuổi chưa sẵn sàng tập trung vào những thứ tốt hơn hoặc chưa hiểu được vai trò của bé trong gia đình (tuy nhiên bé biết rằng bé là trung tâm của vũ trụ!). Bé cũng không sẵn sàng làm những công việc phức tạp hoặc chưa sẵn sàng duy trì thời gian biểu của bé. Nhưng bé cũng muốn mình bận rộn và quan trọng như bạn. Do đó, bạn đừng mắng bé nếu con bạn luôn quanh quẩn dưới chân trong khi bạn đang cố gắng làm mọi việc. Mong muốn của bé là cơ sở của cách cư xử, điều đó giúp bé trở thành một người có tinh thần trách nhiệm.

Bạn có thể làm gì

Bắt đầu từ những nhiệm vụ đơn giản. Bé sẽ không thể hoàn thành những nhiệm vụ quá khó. Bạn hãy bắt đầu từ những nhiệm vụ đơn giản: Bé có thể ném rác vào thùng rác, cho mèo ăn hoặc tưới cây. Nhiệm vụ bao gồm nhiều bước nhỏ phù hợp với các bé ở lứa tuổi này. Bé sẽ nản lòng khi bạn yêu cầu bé dọn dẹp phòng (bởi vì có hàng tá công việc trong khi thu dọn phòng). Thay vì vậy, bạn hãy yêu cầu bé "Con hãy đặt giầy của con lên giá." Bạn sẽ ngạc nhiên bởi vì bé hãnh diện và độc lập hơn rất nhiều khi bé hoàn thành những việc đơn giản.

Nêu gương và hướng dẫn. Cách tốt nhất và có lẽ cũng là cách khó khăn nhất để bé thấm nhuần khái niệm về tinh thần trách nhiệm là hãy nêu gương và có trách nhiệm với chính những công việc của bạn - như đặt chìa khoá xe đúng chỗ thay vì để chúng lên bàn ăn hoặc xếp gọn gàng tạp chí của bạn thay vì vứt lung tung trên ghế. Ngoài ra, bạn có thể khuyến khích con bạn qua việc hướng dẫn cách hoàn thành các nhiệm vụ đơn giản của bé. Bé sẽ bối rối khi bạn nói với bé rằng "Nào, con hãy giúp mẹ gấp quần áo nhé", thay vì vậy bạn hãy bảo bé "Con xem mẹ cất những đôi tất và những chiếc quần lót vào ngăn quần áo nhé. Con có muốn giúp mẹ làm việc này không?" Nếu bạn mất quá nhiều thời gian để dạy bé 2 tuổi thực hiện một nhiệm vụ, thì nhiệm vụ đó quá phức tạp đối với bé.

Hãy biến công việc thành trò chơi. Bạn hãy học tập những bữa tiệc tổ chức trong ngôi nhà dựng tạm đơn giản: cả làng giúp đỡ một gia đình dựng lên ngôi nhà đơn sơ, sau đó tất cả mọi người cùng chia sẻ bữa tiệc. Tất cả chúng ta đều thích làm việc khi chúng ta vui vẻ. Con bạn vui khi bé cùng làm việc với bạn, bé chưa coi công việc gấp quần áo là một nhiệm vụ - điều đó sẽ giúp bé vui vẻ cởi những bộ quần áo lông ấm áp và xếp chúng vào rổ. Hãy để bé lãnh đạo và nhảy nhót trong khi cùng bạn phủi bụi trên áo, hoặc thi xem ai xếp được nhiều quần áo nhất.

Thiết lập các công việc thường lệ. Con bạn sẽ học hỏi tinh thần trách nhiệm dễ dàng hơn nếu bạn sớm sắp đặt các công việc hàng ngày. Hãy để bé biết rằng bé luôn phải đặt bát của bé vào chậu rửa sau bữa sáng, và giúp bạn nhặt các đồ chơi trong chậu sau khi tắm xong. Bé sẽ nhận thấy rằng các công việc vặt là một phần trong cuộc sống hàng ngày.

Nguyên tắc của Bà. Theo tác giả của cuốn Twenty Teachable Virtues, tiến sĩ tâm lý Jerry Wyckoff đề nghị dùng "nguyên tắc của Bà" để dạy tinh thần trách nhiệm cho các bé ở tuổi tập đi. "Trong gia đình bạn, ‘nguyên tắc của Bà' tạo ra những luật lệ mà mọi người đều phải tuân theo. Do đó, thay vì đưa ra một tối hậu thư ("Nếu con không làm cái này thì con sẽ không được làm cái kia"), nguyên tắc của Bà là ‘Khi con làm xong những gì phải làm thì con sẽ được làm những gì mà con muốn làm'." Nếu con bạn đòi ăn bánh, bạn hãy trả lời bé "Khi nào con ngồi vào bàn ăn thì mẹ sẽ lấy một cái bánh cho con." Mặt khác, khi bạn đưa ra tối hậu thứ "Nếu con dọn dẹp đồ chơi của con thì mẹ sẽ chiêu đãi con", có nghĩa là bạn hối lộ cho những hành động bình thường của bé - điều này sẽ làm tăng khả năng bé quyết định rằng bé vẫn có thể sống mà không cần buổi chiêu đãi đó, do đó bé sẽ không dọn dẹp đồ chơi của bé.

Cho bé thời gian. Bạn dễ bị xúi giục để cầm lấy bát của con bạn, rồi tự mình đặt nó vào chậu rửa. Bạn hãy thử chống lại ham muốn này. Thay vì vậy, hãy tập trung vào các cố gắng của con bạn nhiều hơn là tập trung vào kết quả của công việc hiện tại. Có thể bé chưa thể hoàn thành một công việc, nhưng phê bình bé hoặc tham gia vào các công việc của bé chỉ làm giảm mong muốn giúp đỡ bạn mà thôi. (Và bạn hãy nhớ rằng luyện tập sẽ giúp bé hoàn thiện.) Bạn cố động viên bé "Con đã dọn dẹp bát đĩa của con thật tốt. Mặc dù vậy, mẹ thích con đặt những chiếc đĩa bẩn của con vào chậu rửa chứ không phải đặt chúng lên giá."

Khuyến khích. ủng hộ tích cực sẽ giúp con bạn hiểu rằng các cố gắng của bé quan trọng và bạn đánh giá cao các cố gắng ấy. Bạn khen ngợi bé: "Con cho thức ăn của con Minu vào đúng chỗ rồi đấy" hơn là chỉ khen bé "Thật tuyệt!" Khi đánh giá, bạn phải chỉ ra chính xác những cố gắng của bé đã giúp đỡ người khác: "Bây giờ con đã đặt các thìa lên bàn, tất cả chúng ta có thể ăn tối. Nào, chúng ta cùng ngồi xuống!"

No comments: