Monday, July 19, 2010

Phát triển của trẻ: 3 tháng

Như vậy là đã gần qua thời kỳ 0 tới 3 tháng dài đằng đẵng. Đây là thời kỳ phát triển vật lý và phản xạ của trẻ gần như theo bản năng: Ăn, ngủ, khóc và tiểu đại tiện. Khóc là là kênh liên lạc duy nhất của trẻ với những người xung quanh.

Từ 3 đến 6 tháng, trẻ phát triển nhanh về mặt vật lý, xã hội cũng như tình cảm dễ nhận thấy hơn.

Tất nhiên, nếu trẻ dưới 3 tháng có những biểu hiện sau là biểu hiện của sự phát triển trước thời kỳ.

Biểu hiện chính: Cười (khi được kích thích), đá, lăn và lẫy.

Cụ thể (Trẻ có thể cán đích trước)

Về mặt xã hội và vật lý:

Trẻ bắt đầu hiểu sự chăm sóc. Nhưng biểu hiện vẫn chỉ là "khóc" khi quá phấn khích. Do đó, cần bình tĩnh xử lý.

Vào tháng thứ 4, trẻ có thể:
At four months, your baby:
  • "Giao tiếp" bằng mắt (cleared)
  • Cười mỉm nhiều (cleared)
  • Cười to và tỏ ra sung sướng, phấn khích (cleared)
  • Thể hiện sự thích thú bằng cách đạp chân (cleared)
  • Biết thích người (cleared)
  • Biết thích các đồ vật và sự di chuyển xung quanh (cleared)
Phát triển vật lý và kỹ năng di chuyển

Biết cách điều khiển cơ thể, lăn lộn, vẫy tay, đá chân vì cơ bắp đã phát triển hơn. Trẻ có thể:
  • Lăn một vòng (khoảng 6 tháng)
  • Nâng đuợc đầu và ngực vào tháng thứ 4
  • Khi áp bụng xuống đất, vẫy tay và chân (cleared)
  • Chơi bằng tay (tháng thứ 4) (cleared)
  • Cầm đồ trong khoảng thời gian ngắn (cleared)
  • Đưa đồ chơi vào miệng (cleared)
  • Ngã nếu để ngồi
Nghe và nhìn

Quen thuộc và nhận dạng âm thanh, hình ảnh. Cần giúp trẻ tự khám phá và cảm thấy thoải mái, tập trung. Trẻ có thể:
  • Nhìn theo ánh mắt, đảo mắt từ vật này sang vật khác, đặt tiêu điểm mắt vào vật nhỏ. (cleared)
  • Kiểm tra tri giác bằng cách đưa đồ vào miệng. -> chưa được nhỉ??? &> PPMM?
  • Nghe đuợc tiếng và hướng mắt về phía đó. (cleared)
Ngôn ngữ

Trẻ "nói" đủ loại âm thanh, thể hiện sự thích thú khi nhìn và nghe thấy âm thanh phát ra từ miệng người khác. Thời kỳ này, hội thoại là quan trọng. Khi trẻ "nói", có gắng lặp lại âm thanh đó để trẻ "confirm" lại. Khi nói, chìa lưỡi để trẻ có thể nhìn thấy và thực tập (các từ "ma", "ba", "pa"). Trẻ có thể:
  • Kêu "u", "a", "ắp pừ" (cleared)
  • "Nói" các đơn từ và lắng nghe (cleared)
  • Hướng đầu, mắt về phía có âm thanh. (cleared)
Nên làm gì? Suggested activities

Để giúp và khuyến khích trẻ, nên
  • Nói chuyện với trẻ càng nhiều càng tốt, "giải thích" mình đang làm gì và âm thanh vừa xảy ra (tạo ra) là gì.
  • Nhìn trẻ.
  • Blow raspberries on their belly.
  • Hát.
  • Đặt trẻ xuống sàn cho tự chơi (thời gian ngắn).
  • Tháo bỉm, đặt trẻ xuống sàn về trẻ đá chân.
  • Cho trẻ nhìn vật trong tầm với, khuyến khích và luyện với.
  • Di chuyển đồ để trẻ tập nhìn.
  • Đặt đồ chơi nhiều màu sắc quanh trẻ, tạo điều kiện cho trẻ cầm, nắm và "phá".
Các biểu hiện phát triển có vấn đề -> check nhé PPMM

  • Cơ bắp quá yếu hay quá khỏe.
  • Các ngón tay duỗi ra không đồng thời.
  • Chân hầu như cong.
  • Không nhìn theo vật di chuyển.
  • Không dỗ được.
  • Cân nặng không chuẩn (quá gầy hay quá bóe)
  • Không nhận ra mẹ hay người khác.
  • Không tỏ ra thích vật xung quanh.
  • Không giật mình với âm thanh lớn.
  • Không "tìm" nơi phát ra âm thanh bằng mắt.
  • Không "nói" (chính xác hơn: Không tạo ra âm thanh)
Lưu ý
  • Trẻ thích nhìn mắt (eye contact), cười và "nói chuyện"
  • Trẻ dễ phản ứng quá khích, cần chú ý.
cf.
(Trong ngoặc: PI clears vào tuần thứ 11)

Wednesday, July 14, 2010

Tuesday, July 13, 2010

Thước tài năng 0-18 tháng

Thước tài năng của bé trong 18 tháng đầu đời

Monday, July 12, 2010

Dạy bé tinh thần trách nhiệm

Bạn mong đợi điều gì ở bé 2 tuổi

Một bé 2 tuổi chưa sẵn sàng tập trung vào những thứ tốt hơn hoặc chưa hiểu được vai trò của bé trong gia đình (tuy nhiên bé biết rằng bé là trung tâm của vũ trụ!). Bé cũng không sẵn sàng làm những công việc phức tạp hoặc chưa sẵn sàng duy trì thời gian biểu của bé. Nhưng bé cũng muốn mình bận rộn và quan trọng như bạn. Do đó, bạn đừng mắng bé nếu con bạn luôn quanh quẩn dưới chân trong khi bạn đang cố gắng làm mọi việc. Mong muốn của bé là cơ sở của cách cư xử, điều đó giúp bé trở thành một người có tinh thần trách nhiệm.

Bạn có thể làm gì

Bắt đầu từ những nhiệm vụ đơn giản. Bé sẽ không thể hoàn thành những nhiệm vụ quá khó. Bạn hãy bắt đầu từ những nhiệm vụ đơn giản: Bé có thể ném rác vào thùng rác, cho mèo ăn hoặc tưới cây. Nhiệm vụ bao gồm nhiều bước nhỏ phù hợp với các bé ở lứa tuổi này. Bé sẽ nản lòng khi bạn yêu cầu bé dọn dẹp phòng (bởi vì có hàng tá công việc trong khi thu dọn phòng). Thay vì vậy, bạn hãy yêu cầu bé "Con hãy đặt giầy của con lên giá." Bạn sẽ ngạc nhiên bởi vì bé hãnh diện và độc lập hơn rất nhiều khi bé hoàn thành những việc đơn giản.

Nêu gương và hướng dẫn. Cách tốt nhất và có lẽ cũng là cách khó khăn nhất để bé thấm nhuần khái niệm về tinh thần trách nhiệm là hãy nêu gương và có trách nhiệm với chính những công việc của bạn - như đặt chìa khoá xe đúng chỗ thay vì để chúng lên bàn ăn hoặc xếp gọn gàng tạp chí của bạn thay vì vứt lung tung trên ghế. Ngoài ra, bạn có thể khuyến khích con bạn qua việc hướng dẫn cách hoàn thành các nhiệm vụ đơn giản của bé. Bé sẽ bối rối khi bạn nói với bé rằng "Nào, con hãy giúp mẹ gấp quần áo nhé", thay vì vậy bạn hãy bảo bé "Con xem mẹ cất những đôi tất và những chiếc quần lót vào ngăn quần áo nhé. Con có muốn giúp mẹ làm việc này không?" Nếu bạn mất quá nhiều thời gian để dạy bé 2 tuổi thực hiện một nhiệm vụ, thì nhiệm vụ đó quá phức tạp đối với bé.

Hãy biến công việc thành trò chơi. Bạn hãy học tập những bữa tiệc tổ chức trong ngôi nhà dựng tạm đơn giản: cả làng giúp đỡ một gia đình dựng lên ngôi nhà đơn sơ, sau đó tất cả mọi người cùng chia sẻ bữa tiệc. Tất cả chúng ta đều thích làm việc khi chúng ta vui vẻ. Con bạn vui khi bé cùng làm việc với bạn, bé chưa coi công việc gấp quần áo là một nhiệm vụ - điều đó sẽ giúp bé vui vẻ cởi những bộ quần áo lông ấm áp và xếp chúng vào rổ. Hãy để bé lãnh đạo và nhảy nhót trong khi cùng bạn phủi bụi trên áo, hoặc thi xem ai xếp được nhiều quần áo nhất.

Thiết lập các công việc thường lệ. Con bạn sẽ học hỏi tinh thần trách nhiệm dễ dàng hơn nếu bạn sớm sắp đặt các công việc hàng ngày. Hãy để bé biết rằng bé luôn phải đặt bát của bé vào chậu rửa sau bữa sáng, và giúp bạn nhặt các đồ chơi trong chậu sau khi tắm xong. Bé sẽ nhận thấy rằng các công việc vặt là một phần trong cuộc sống hàng ngày.

Nguyên tắc của Bà. Theo tác giả của cuốn Twenty Teachable Virtues, tiến sĩ tâm lý Jerry Wyckoff đề nghị dùng "nguyên tắc của Bà" để dạy tinh thần trách nhiệm cho các bé ở tuổi tập đi. "Trong gia đình bạn, ‘nguyên tắc của Bà' tạo ra những luật lệ mà mọi người đều phải tuân theo. Do đó, thay vì đưa ra một tối hậu thư ("Nếu con không làm cái này thì con sẽ không được làm cái kia"), nguyên tắc của Bà là ‘Khi con làm xong những gì phải làm thì con sẽ được làm những gì mà con muốn làm'." Nếu con bạn đòi ăn bánh, bạn hãy trả lời bé "Khi nào con ngồi vào bàn ăn thì mẹ sẽ lấy một cái bánh cho con." Mặt khác, khi bạn đưa ra tối hậu thứ "Nếu con dọn dẹp đồ chơi của con thì mẹ sẽ chiêu đãi con", có nghĩa là bạn hối lộ cho những hành động bình thường của bé - điều này sẽ làm tăng khả năng bé quyết định rằng bé vẫn có thể sống mà không cần buổi chiêu đãi đó, do đó bé sẽ không dọn dẹp đồ chơi của bé.

Cho bé thời gian. Bạn dễ bị xúi giục để cầm lấy bát của con bạn, rồi tự mình đặt nó vào chậu rửa. Bạn hãy thử chống lại ham muốn này. Thay vì vậy, hãy tập trung vào các cố gắng của con bạn nhiều hơn là tập trung vào kết quả của công việc hiện tại. Có thể bé chưa thể hoàn thành một công việc, nhưng phê bình bé hoặc tham gia vào các công việc của bé chỉ làm giảm mong muốn giúp đỡ bạn mà thôi. (Và bạn hãy nhớ rằng luyện tập sẽ giúp bé hoàn thiện.) Bạn cố động viên bé "Con đã dọn dẹp bát đĩa của con thật tốt. Mặc dù vậy, mẹ thích con đặt những chiếc đĩa bẩn của con vào chậu rửa chứ không phải đặt chúng lên giá."

Khuyến khích. ủng hộ tích cực sẽ giúp con bạn hiểu rằng các cố gắng của bé quan trọng và bạn đánh giá cao các cố gắng ấy. Bạn khen ngợi bé: "Con cho thức ăn của con Minu vào đúng chỗ rồi đấy" hơn là chỉ khen bé "Thật tuyệt!" Khi đánh giá, bạn phải chỉ ra chính xác những cố gắng của bé đã giúp đỡ người khác: "Bây giờ con đã đặt các thìa lên bàn, tất cả chúng ta có thể ăn tối. Nào, chúng ta cùng ngồi xuống!"

Dạy con trung thực

Bạn mong đợi gì ở bé

Với bé 2 tuổi, ranh giới giữa nói thật và nói dối không rõ ràng. Trước 3 hoặc 4 tuổi, con bạn chưa có khả năng hiểu được khái niệm nói thật - do đó bé vẫn chưa hiểu nói dối là gì. Khi bé hiểu trách nhiệm về cách cư xử của bé, thì bé vẫn chưa thực sự hiểu trách nhiệm khi bé nói dối bởi vì bé chưa hiểu nói dối là gì.

Trong thời kỳ tập đi, trí tưởng tượng bao trùm và mơ tưởng đóng vai trò nổi bật. Nếu điều đó xảy ra trong trong tưởng tượng, nó sẽ trở thành thực tế đối với bé. Khi bé không chịu thừa nhận rằng mình đã bẻ chân của chú một chú lính chì, mặc dù bạn bắt gặp bé làm điều đó, thì đó là bé đang mơ tưởng và một phần là do sợ hãi. Bé nghĩ rằng bạn sẽ giận bởi vì bé làm điều đó, và ngay lúc này bé mong là bé đã không làm như vậy. ở lứa tuổi này, Giúp bé nhận ra lỗi lầm khi đập vỡ đồ chơi của em trai quan trọng hơn việc bắt bé thú nhận.
Bạn có thể làm được gì

Tránh hỏi các câu hỏi khi bạn biết chính xác câu trả lời. Ngay cả với các bé ở tuổi tập đi, bạn không nên tạo ra một tình huống để cuối cùng khuyến khích bé nói rối. Tuy nhiên, khi nhìn thấy một nét vẽ nghuệch ngoạc trên tường, tất cả chúng ta đều có xu hướng quay sang bé và giận dữ hỏi: "Con đã vẽ lên tường có phải không?" Có thể con bạn sẽ trả lời "Không", mặc dù bé vẫn nắm chặt sáp màu trong tay, bởi vì bé sợ bạn nổi giận khi bé nói "Vâng". Theo bác sĩ gia đình và là đồng tác giả của cuốn Discipline Without Shouting or Spanking, ông Jery L.Wyckoff nói rằng: "Thay vì vậy, bạn hãy thử nói ‘Mẹ rất tiếc vì điều này đã xảy ra. Nào, bây giờ chúng ta hãy cùng rửa bức tường nhé.' Sau đó lấy một xô nước, một miếng bọt biển và bắt đầu cọ rửa, bạn hướng dẫn bé giúp bạn. Khi bạn làm việc này, bé sẽ sở hữu bức tường và bé nghĩ ‘Đây là bức tường của chung và chúng ta muốn giữ cho nó sạch sẽ!' Bạn không giận dữ sẽ khiến bé nói thật và bé sẽ hiểu về tinh thần trách nhiệm." (Tuy nhiên, bạn đừng ngạc nhiên nếu ngày hôm sau bé lại vẽ lên tường. Nếu việc đó xảy ra, bạn lại để cho bé lau sạch - không giống với cha mẹ, các bé coi công việc là một trò chơi thú vị.)

Khen ngợi bé. Bạn hãy khen bé nếu con bạn thú nhận khi bé đã làm sai một điều gì đó ("Mẹ cảm ơn vì con đã nói thật với mẹ! Mẹ biết điều đó rất khó khăn đối với con."), và sau đó giải quyết theo tuỳ tình huống. Nếu bạn tức giận và trừng phạt bé thì lần sau tại sao bé lại phải nói thật với bạn?

Nêu gương. Cách tốt nhất để dạy bé trung thực là hãy thực hiện những lời hứa của bạn. Nếu bạn nói với con bạn "Chúng ta sẽ đi công viên sau bữa ăn trưa" thì sau đó bạn phải dẫn bé đi - hoặc tránh hứa những lời hứa mà bạn sẽ khó thực hiện được.

Để bé mơ mộng. Khi đứa con lớn của bạn học múa ba lê, thì đứa con 2 tuổi của bạn hùng hồn tuyên bố "Con cũng học múa ba lê ở trường con." Bạn biết là bé chỉ cố gắng bắt chước anh (chị) của bé, do đó, thay vì giải thích tầm quan trọng của việc nói thật, bạn chỉ trả lời đơn giản "Thật vậy sao?" và để cho bé nói thêm về điều này. Nếu con lớn của bạn ngăn cản điều đó, thì bạn hãy nhắc rằng bạn cũng thích những mơ mộng khi bé bằng tuổi em bây giờ.

Các cách sơ cứu cho trẻ em

Hằng năm có hơn một triệu trẻ em phải nhập viện vì những tai nạn trong nhà. Trong khi rất ít cha mẹ có kiến thức về các biện pháp sơ cứu thông thường. Sau đây là những cách chữa cơ bản cho trẻ bị bỏng, nghẹn, bong gân, ngộ độc...

1. Bỏng
Làm mát chỗ bị bỏng bằng nước lạnh trong ít nhất 10 phút. Nó sẽ làm giảm sưng phồng. Cởi bỏ quần áo ra, nhưng nếu nó dính vào vết bỏng thì để nguyên.

Băng vết thương bằng loại nilon bọc thức ăn hoặc miếng vải sạch không nhiều sợi lông. Tuy nhiên, nếu vết bỏng nặng hoặc to hơn bàn tay thì phải đưa trẻ đến bệnh viện.

2. Chảy máu cam

Cho trẻ ngồi xuống và ngửa đầu lên để dòng máu không chảy ra khỏi mũi. Để chúng thở bằng miệng và bịt đầu mũi lại trong 10 phút. Nếu máu vẫn không ngừng chảy, ép mũi trở lại trong 2 lần nữa.

Khi máu ngừng chảy, lau sạch mũi. Bảo trẻ không nói chuyện, ho hay khụt khịt bởi nó có thể làm vỡ mạch máu đã lành trong mũi và lại gây chảy máu.

Đừng ngửa hẳn đầu trẻ ra sau bởi máu sẽ có thể chảy ngược vào cổ họng gây khó chịu. Nếu máu vẫn chảy trong hơn 30 phút, nên đưa trẻ đến bác sĩ.

3. Nghẹn
Chữa nghẹn cho trẻ hơn 1 tuổi. Ảnh: Daily Mail.

Trẻ có thể ho sù sụ hoặc lặng câm bởi chúng không thể thở nổi. Nếu vật cản không thoát ra khi chúng ho, cần phải hành động ngay lập tức.

Xem xét có vật thể nào ở trong, nhưng chỉ lấy ra khi bạn biết chắc có thể chạm vào mà không đẩy chúng sâu vào họng.

Còn không, với trẻ hơn 12 tháng tuổi, đặt chúng nằm sấp trên đùi, đánh 5 cái vào giữa xương vai bằng lòng bàn tay.

Với em bé hơn, đặt bé nằm sấp trên cánh tay, đảm bảo đầu và cổ được đỡ chắc chắn, rồi mới đánh vào giữa vai bé.

Nếu vẫn không hiệu quả, thì lật ngửa bé lên, đặt đầu bé vào lòng bàn tay, hạ thấp người bé xuống. Dùng 2 ngón tay ấn mạnh vào xương ức. Cứ làm như thế sau 3 giây và nhìn vào mồm bé. Nếu bạn thấy cái gì đó thì nhặt ra, còn không thì tiếp tục ấn.

Với trẻ trên 1 tuổi, đứng sau chúng và đặt nắm tay của bạn ở giữa rốn và lồng ngực. Đặt bàn tay kia nắm lên và kéo mạnh ngược lên. Làm như thế 5 lần.

Nếu trẻ vẫn không hết ngạt, hãy gọi cấp cứu trong khi tiếp tục sơ cứu.

4. Bong gân

Bạn nghi ngờ trẻ bị bong gân. Trước tiên cho bé ngồi xuống. Bọc một ít đá trong khăn mặt và áp lên chỗ bị đau trong 10 phút để giảm sưng tím. Băng vết thương cẩn thận. Giữ chỗ đau ở trên cao để làm giảm dòng máu tới vết thương, đỡ sưng tấy.

5. Ngã

Nếu trẻ bị bất tỉnh, dù chỉ trong thời gian ngắn, hãy quấn chăn cho bé để giảm sốc, rồi gọi cấp cứu.

Đặt bé nằm ở tư thế hồi phục nếu vẫn còn thở và không có dấu hiệu gẫy xương hay chấn thương ở đầu cổ. Tìm kiếm các vết rạn nứt sọ, như hai con ngươi không đồng đều, máu chảy từ tai hoặc chảy nước từ mũi.

Kiểm tra chỗ chày xước hay chân tay có hình dáng bất thường. Nếu bạn nghi xương bị gãy thì hãy giữ nguyên cho đến khi xe cấp cứu đến. Quấn tạm khăn quanh chỗ đó.

Nếu trẻ tỉnh táo và không có dấu hiệu nghiêm trọng gì, dùng miếng vải thấm nước lạnh đắp lên chỗ va đập trong 10 phút để giảm sưng.

Theo dõi trẻ trong ít nhất 48 tiếng sau khi tai nạn, gọi bác sĩ nếu bạn phát hiện vấn đề gì khác thường như chóng mặt, hoa mắt, nói khó.

6. Điện giật

Bạn không được chạm vào trẻ nếu nó vẫn ở trong nguồn điện, nếu không bạn cũng bị giật.

Tắt nguồn điện ngay lập tức nếu có thể. Còn khi bạn vẫn phải tiếp xúc với trẻ để lấy nguồn điện ra, hãy đứng trên vật liệu cách điện khô, như quyển danh bạ điện thoại, dùng thứ gì đó bằng vật liệu cách điện, như cái chổi gỗ hoặc cuộn báo, và đẩy nguồn điện ra.

Hoặc nếu không, thòng dây thừng vào cánh tay hoặc cổ chân bé và kéo ra khỏi nguồn điện.

Kiểm tra hơi thở của bé. Nếu bé bất tỉnh nhưng vẫn thở, hãy đặt bé về tư thế hồi phục. Vết bỏng do điện giật có thể nhỏ nhưng gây nguy hiểm bên trong, hãy gọi cấp cứu.

7. Ngộ độc

Nếu bạn tin rằng trẻ đã hít hay nuốt phải chất độc như các chấy tẩy rửa, thuốc, hay các vật thể có hại, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức và giữ trẻ im cho đến khi bác sĩ đến.

Nếu có thể, tìm hiểu chúng đã nuốt phải thứ gì và mang theo vỏ hộp đến bệnh viện. Đừng khiến chúng nôn ra bởi nó chỉ do gây tổn hại dạ dày và đường ống.

Nếu trẻ tự động nôn ra, hãy mang theo chỗ đó tới bệnh viện để phân tích.

Nếu trẻ nuốt phải thứ gì gây bỏng họng, hãy cho chúng nhấp ít nước hoặc sữa để làm mát bên trong.

8. Bất tỉnh

Nếu trẻ bất tỉnh, gọi cấp cứu ngay lập tức. Trong khi chờ, hãy làm theo các bước sau.

Nâng cằm bé lên bằng một tay trong khi dùng tay khi ấn trán bé xuống để ngửa đầu ra. Khi đường không khí được mở, hãy lắng nghe hơi thở.

Nếu không có dấu hiệu thở, hãy dùng biện pháp hô hấp nhân tạo. Ngửa đầu ra, nâng cằm lên và bịt mũi. Hít một hơi sâu, gắn mồm lên mồm trẻ và thổi hơi vào miệng trẻ trong 1 giây. Lặp lại không quá 5 lần, kiểm tra xem ngực trẻ có phồng lên. Nếu không, kiểm tra miệng xem có vật cản và đảm bảo đầu vẫn ngửa ra.

Đặt ngót tay lên xương ức của trẻ. Ấn mạnh và nhanh với tốc độ 100 lần/phút. Sau 30 cái, lại hà hơi thổi ngạt cho bé để đưa oxy vào phổi. Sau 2 lần hà hơi thổi ngạt, lại ấn ngực. Lặp lại chu kỳ cho đến khi hơi thở trở lại.

9. Tư thế hồi phục

Đây là tư thế dành cho trẻ bất tỉnh nhưng vẫn thở. Nó giúp chúng thở dễ dàng hơn và không bị nghẹn do nôn. (Nếu nghi ngờ có chấn thương đầu và cổ, thì không di chuyển).

Đặt trẻ nằm nghiêng một bên, co một đầu gối lên, hạ đầu bé xuống để bé không nuốt phải nước dãi chảy ra. Đỡ cổ bằng một cái gối.

Với trẻ sơ sinh, bế trong tay, đỡ đầu và hướng mặt xuống để tránh bị nghẹn.

10. Sốc mẫn cảm

Nó có thể là phản ứng của dị ứng nặng, thường do bị côn trùng đốt hoặc ăn phải lạc. Nó gây giảm huyết áp, đỏ ứng mặt và cơ thể, mặt mũi sưng phồng và khó thở.

Đầu tiên xác định liệu trẻ có phải bị một dị ứng biết trước và mang theo thuốc điều trị. Tiêm thuốc vào bắp đùi hoặc mông.

Sau đó gọi cấp cứu. Đặt trẻ nằm ở tư thế hồi phục, nếu trẻ không thể thở và không có thuốc, hãy gọi cấp cứu, trong khi thực hiện biện pháp hô hấp sơ cứu.

11. Chảy nhiều máu

Nếu trẻ bị vết cắt sâu khiến chảy nhiều máu, hãy rửa sạch, sau đó lau khô tay bạn và đeo găng.

Nâng cao vết thương để máu chảy về các cơ quan nội tạng, thay vì chảy đi mất. Kiểm tra xem có vật gì gắn vào vết thương. Nếu có thì cũng để nguyên bởi sẽ tháo ra sẽ chỉ làm tồi tệ thêm.

Thay vào đó, dùng vải buộc quanh vết thương, lót đệm sao cho miếng vải cao hơn vật thể để không ấn nó vào trong. Gọi cấp cứu ngay lập tức.

Nếu không có gì gắn ở vết thương, dùng miếng vải sạch ấn lên vết thương để kìm máu và quấn chặt xung quanh, tuy nhiên không quá chặt để máu vẫn chảy được đến ngón chân và tay. Tùy thuộc vào độ nghiêm trọng, hãy gọi cấp cứu.

10 sai lầm trong việc giáo dục con

10 sai lầm trong việc giáo dục con

Như chúng ta đã biết, giáo dục đúng đắn không những có lợi cho sức khoẻ của bé mà quan trọng hơn hết là sự trưởng thành, "nên người" của các con. Tuỳ theo giai đoạn, hoàn cảnh, đối tượng, trình độ... mà các bậc phụ huynh có cách giáo dục con mình theo nhiều cách khác nhau.


Đôi khi có những cách giáo dục tưởng chừng như rất hay, rất hiệu quả nhưng nó hoàn toàn không có lợi cho bé. Quan sát rất nhiều gia đình, các nhà giáo dục đã tổng kết được những cách làm sai lầm trong việc giáo dục của từng gia đình.

1- Không kiên nhẫn làm công tác giáo dục từ từ thấm dần mà nôn nóng, sốt ruột. Biểu hiện cụ thể của cách giáo dục sai lầm này là phụ huynh hay trợn mắt, phồng má với bé. Tệ hơn nữa là đánh mắng bé. Thoạt nhìn có thể thấy trẻ ngoan, song biện pháp đánh mắng chỉ càng làm cho bé lì đòn, rối loạn qui luật sinh hoạt. Nguy hại hơn, trong đầu bé có thể hình thành những khái niệm sai lầm.

2- Không giảng giải cho bé nghe về những lý lẽ, mà chỉ biết tuỳ tiện hứa suông nói dối hòng lôi kéo bé làm một việc gì đó. Đây không chỉ dừng lại ở một phương pháp sai lầm mà đã trở thành "vấn đề xã hội". Ví dụ thay vì cùng học bài với bé, trò chuyện cho bé nghe về cái thiết thực của học tập (tạo động cơ học tập tích cực) thì lại hứa hẹn những câu như "Học thuộc bài này, mẹ cho 500 đồng"!

3- Cha mẹ uy hiếp bé bằng cách doạ nạt, cưỡng bức bé phải làm thế này, không được làm thế kia. Ví dụ như: "Ngủ đi, ông cụ đến bắt cóc bây giờ" hay "Ăn nhanh đi, bác sĩ tiêm bây giờ". Làm như vậy sẽ gieo vào đầu bé sự ngộ nhận tai hại. Bé dễ lầm tưởng bác sĩ là người xấu.

4- Nói xấu, mỉa mai làm tổn hại đến lòng tự tôn,tự tin của bé. Phương pháp sai lầm này đã dập tắt đi sự phát triển trí tuệ, xúc phạm lòng tự ái và làm mất đi động lực phát triển của bé. Chẳng hạn cha mẹ mắng con: "Ngu như lợn", "đầu óc bã đậu", v. v...

5- Khi bé mắc sai lầm, khuyết điểm thay vì giảng giải lý lẽ chính diện thì lại nói những lời ngược lại. Ví dụ như bé làm sai việc gì đó, đáng lẽ phải phê bình và nói cho bé biết vì sao sai và làm thế nào mới đúng thì lại mỉa mai "Cứ tiếp tục như vậy đi, mẹ hoan nghênh lắm đấy", " Sao con thông minh thế? Mẹ chưa thấy ai thông minh như con". Nói thế bé rất dễ lập lại sai lầm và chẳng có lợi gì cho việc xác lập mối quan hệ tốt giữa cha mẹ và con cái.

6- Chi phối hoạt động của bé bằng chính sự vui buồn, cáu giận của bố mẹ. Khi bố mẹ phấn khởi thì bé làm gì cũng được nhưng khi bố mẹ gặp chuyện không vui và đang trong tâm trạng buồn bực thì "giận cá chém thớt". Cả hai cách giáo dục trên (khi vui và khi buồn) đều phản khoa học.

7- Trong lúc không được bình tĩnh đã lỡ tay đánh đập con cái, sau đó ân hận vì đã hành xử như vậy nhưng rồi ngay lập tức đổ tội cho người xung quanh vì đã không cản ngăn mình. Với cách giáo dục như vậy sẽ không mang lại bất cứ hiệu quả tích cực nào ngược lại còn để cho bé nắm được nhược điểm của bố mẹ.

8- Đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan. Ví dụ, trẻ không chịu ăn cơm và khóc, người mẹ đi đến bên người trông trẻ ( người giúp việc ) và giả bộ mắng người trông trẻ và phát cho mấy cái thế là đứa bé phấn khởi nín khóc và đôi khi chịu ăn cơm. Cách giáo dục này hiệu quả nhất thời, về lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến nhân cách của bé.

9- Bao che khuyết điểm cho bé, luôn sợ con mình thiệt thòi. Cách giáo dục này dân gian thường gọi là "bênh con". Ví dụ: khi con mình đánh nhau với trẻ hàng xóm, không những không tìm hiểu đầu đuôi câu chuyện mà còn xỉ vả, đánh lại con người hàng xóm. Hoặc dạy con theo kiểu như "ai đánh con con phải đánh lại, không thể chịu thiệt thòi hơn"...

10- Xem trẻ như một thứ đồ chơi và hoàn toàn thụ động. Lúc phấn khởi thì hôn, thì nựng, dành hết sự yêu thương, bình thường thì hỉ hả, đến khi cần nghiêm túc để giáo dục chúng thì chúng tưởng là đùa vì vậy hiệu quả không cao.

Kinh nghiệm xử lý vài thói quen xấu ở trẻ

Dưới đây là một số kinh nghiệm xử lý vài thói quen xấu ở trẻ mà các chuyên gia Hàn Quốc đã đúc kết được dựa trên kinh nghiệm 10 năm nghiên cứu những ví dụ cụ thể thay vì xem xét các lý thuyết khô cứng.

Bé xem TV quá nhiều

Cứ về đến nhà là bé xán lại chiếc TV và nhớ như in lịch chiếu các phim hoạt hình. Trước hết, bạn nên thương lượng với con về thời gian xem, chẳng hạn, một tiếng mỗi ngày là đủ và có thể điều chỉnh theo hoàn cảnh. Bạn đừng nói theo kiểu ra lệnh độc đoán nhưng cũng cần kiên quyết để con thực hiện lời hứa.

Tiếp theo, hãy thảo luận về những chương trình bé sẽ xem và cùng ngồi thưởng thức với con để xác định mức độ và chất lượng của chúng. Nếu thấy chương trình đó không phù hợp, bạn nên nhẹ nhàng thuyết phục và để bé chọn kênh khác thay thế.

Cùng với những việc trên, bạn hãy để con tham gia các hoạt động khác thay vì cho xem TV, chẳng hạn như đọc truyện cho bé nghe hay cùng trẻ chơi ngoài sân chơi… Bố mẹ cũng đừng quên khen ngợi và khuyến khích bé.

Bé không chịu ăn

Nếu bạn cho phép con giúp chuẩn bị bữa, bé có thể thích ăn hơn. Bố mẹ cũng cần khen ngợi để vừa động viên lòng tự trọng của trẻ đồng thời khuyến khích bé giúp bạn. Mỗi bữa, bạn hãy dọn thêm 1-2 món mà bé không thích rồi dần dần tăng lượng đồ ăn cho đến khi trẻ quen dùng những món này.

Bé không chịu đi ngủ

Bạn nên tạo cho cả nhà thói quen tắt hết đèn và đi ngủ vào một giờ nhất định hằng ngày. Đọc sách cho bé nghe vào giờ đi ngủ sẽ giúp bé mở rộng trí tưởng tượng nhưng bạn tránh đọc những truyện cười bởi nó có thể khiến trẻ bị kích động hoặc nuốt lấy từng lời mẹ đọc mà quên việc ngủ. Ngoài ra, mẹ có thể sắm cho con một bộ pyjama hay đồ ngủ mà chúng đặc biệt thích. Bé sẽ thích đi ngủ sớm để có thể mặc vào bộ đồ đáng yêu đó.

Bé hay mút ngón tay

Ngậm ngón tay cũng như việc bị ám ảnh bởi một số đồ vật hay thói quen xoắn vặn tóc là những dấu hiệu phổ biến nhất khi trẻ có vấn đề về tâm lý. Trước hết, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân, chẳng hạn, không khí gia đình có thân mật và làm cho bé cảm thấy an toàn không hay con gặp vấn đề gì ở trường mẫu giáo chăng?

Bạn có thể giải thích cho bé hiểu mút ngón tay không tốt cho sức khỏe thế nào. Nếu những cách này không hiệu quả, bạn cần tìm những giải pháp khác, chẳng hạn dùng đồ chơi để giúp bé xao lãng.

Nếu con mút ngón tay lúc đi ngủ, mẹ có thể nắm tay bé và hát ru. Một cái nháy mắt và nụ cười mỉm cũng có thể hiệu quả nếu bạn thấy trẻ mút ngón tay một cách vô thức.

Bé không ngoan lúc đi ngủ

Bố mẹ có thể để đèn tối hơn sau bữa ăn và nếu bé muốn chơi, hãy cho con chơi trò gì yên tĩnh. Bạn cũng nên giúp bé đi vệ sinh và uống chút nước trước khi đi ngủ.

Nếu trẻ yêu cầu nhiều thứ sau khi đã lên giường, bạn chỉ đáp ứng 1-2 việc một cách vui vẻ và nói rõ thế là đủ. Nếu bé cứ mè nheo đòi thêm các thứ khác, bố mẹ cần nghiêm khắc với trẻ. Bạn đừng tỏ ra giận dữ hoặc la hét mà nên thật dịu dàng nhưng vẫn giữ uy quyền của mình. Nhẹ nhàng nắm tay con có thể thuyết phục bé nghe lời bạn.

Đồ chơi cho trẻ

Trẻ em nào cũng rất thích đồ chơi. Đồ chơi cũng là công cụ giúp con bạn tìm hiểu thế giới xung quanh. Vì thế những món đồ chơi mang tính giáo dục sẽ góp phần tích cực vào sự phát triển của trẻ, mang lại tính sáng tạo cho trẻ. Vậy bạn nên chọn đồ chơi như thế nào cho con mình?

Một vài tiêu chí giúp bạn chọn đồ chơi cho trẻ:

1. Có tính sáng tạo:
Đây là những đồ chơi giúp trẻ thả sức phát huy trí tưởng tượng của mình. Đó là những cuốn truyện tranh, những phim hoạt hình hoặc đĩa nhạc thiếu nhi, sau khi xem chúng, con bạn có thể sẽ bắt chước lại những hình ảnh mà chúng thấy thích nhất.

Ngoài ra những bộ đồ chơi xếp hình, màu vẽ, đất sét nặn, búp bê, bút chì màu cũng rất có ích cho bé, giúp bé thỏa sức thể hiện trí tưởng tưởng và sáng tạo của mình.

2. Phát triển trí tuệ:

Khi trẻ đã lớn hơn ( trong độ tuổi từ 5 đên 10 tuổi) những trò chơi như xe đẩy sẽ giúp trẻ hiểu hơn về mối liên hệ giữa lực và vận tốc. Có thể trong lúc vừa cùng trẻ chơi và nô đùa, bạn có thể giải thích ngắn ngọn thêm cho trẻ về ý nghĩa của trò chơi, như thế trẻ sẽ mau tiếp thu kiến thức hơn.

3. Phát triển thể chất

Nếu con bạn hiếu động và không gian trong nhà chật hẹp không đủ nơi, đủ chỗ cho con bạn có thể phát triển những trò chơi vận động, thì một chiếc xe đạp mini để bé có thể chạy vòng quanh khu phố ( đương nhiên vẫn phải có sự đi kèm của bạn) cũng là một ý kiến hay.
Hoặc bạn nên dành nhiều thời gian cho con tham gia những môn thể thao phù hợp với tính cách của trẻ như bơi lội, để trẻ có thế phát triển thể chất một cách toàn diện và có dịp chơi đùa dưới nước.

Điều quan trọng nữa là, tùy vào từng độ tuổi của bé, bạn nên cho bé chơi những món đồ phù hợp để không gây nguy hiểm cho bé và cũng tiết kiệm một khoản chi phí.

Từ 0 đến 3 tháng:
Bạn nên cho bé chơi các món đồ chơi bằng cao su vì tính mềm dẻo của đồ chơi sẽ giúp bé có thể chơi thoải mái. Qua đó trẻ sơ sinh sẽ biết đến cái vui của chuyện nhai mút.

Búp bê bằng vải cũng rất lý tưởng để phát triển giác quan ôm ấp, nâng niu. Bạn nên chọn loại búp bê có thể lau rửa được như nhung, satin… Ngoài ra, ở 6 tuần tuổi, bé đã nhạy cảm với âm thanh. Bạn hãy chọn một hộp nhạc có giai điệu nhẹ nhàng và du dương. Để bé có thể nghe tốt hơn, hãy đặt hộp nhạc bên cạnh bé.

Từ 2 tháng tuổi, bé đã bắt đầu quan sát. Hãy đặt cách mắt bé 30 cm món đồ chơi chuyển động để bé có thể ngắm nhìn thỏa thích.

Từ 3 đến 6 tháng tuổi:

Từ 3 tháng tuổi, bé có thể cầm nắm, lắc nhẹ đồ chơi lúc lắc mà không sợ nguy hiểm cho mắt. Bạn hãy bắt đầu bằng cách đưa cho bé cầm đồ chơi trong tay và lắc nhẹ để kích thích óc tò mò của bé. Hiệu quả hơn, bạn nên chọn đồ chơi có lục lạc.

Những dạng hình học đủ màu sắc và những nhân vật nhỏ sẽ kích thích thị lực và những chuyển động khi bé tìm cách nắm bắt.

Tuy nhiên, cần chú ý một món đồ chơi có quá nhiều bộ phận lắp ráp dễ bị bé nuốt vào miệng. Đồ chơi bằng gỗ không được có những sần sùi lồi lõm và sơn không được tróc vảy. Nên sử dụng búp bê bằng vải hơn là thú nhồi bông để tránh dị ứng.

Lắp đặt đồ chơi theo đúng chỉ dẫn. Các giàn treo đồ chơi rất nguy hiểm nếu không được gắn chặt. Nên chọn những món đồ chơi nhẹ không làm bé bị thương khi rớt ra.

Những mẹo chọn đồ chơi cho trẻ:

• Không phải trẻ con thì cứ mua thú nhồi bông.

• Đừng mua đồ chơi quá tầm tuổi của bé

• Trẻ càng lớn càng thích đồ chơi phức tạp

• Đừng lo nếu con trai bạn thích chơi nấu ăn: Thường thì bé gái bắt chước mẹ, bé trai bắt chước bố. Nhưng đừng quá lo nếu con gái bạn lại thích chơi cung kiếm, xe hơi hay con trai thích chơi đồ hàng. Khoảng 4-5 tuổi, bọn trẻ mới thể hiện rõ giới tính và sở thích của chúng mới khác nhau.

Bí quyết để trở thành người mẹ tuyệt vời đối với con trai

Lượm nhặt được cái nì, hành trang để chiến đấu :D
---------------------------------------------------

Khác với con gái, khi còn nhỏ, các bé trai có thể rất gần gũi với mẹ, nhưng khi vào tuổi teen, cậu sẽ tìm cách tránh xa. Nếu không hiểu tâm lý con trai, các bà mẹ có thể bị hẫng ở giai đoạn này.

Dưới đây là những câu hỏi đáp về vai trò của một người mẹ trong cuộc đời con trai và những hướng dẫn để bạn có thể trở thành người mẹ tốt nhất, từ tờ womensdev.

- Điều gì là độc đáo và khác biệt về mối quan hệ giữa mẹ và con trai?

- Mối quan hệ giữa mẹ và con trai rất khác với mối quan hệ giữa mẹ và con gái, đặc biệt là khi các cậu bé lớn lên. Từ khi sinh ra tới khi 10 tuổi, các cậu bé thường gắn bó với mẹ hơn là với bố. Lý do là mẹ thường đem lại cảm giác an toàn hơn. Bố thì luôn khích lệ “trưởng thành và cứng cỏi” từ khi cậu còn nhỏ và điều này khiến các cậu bé lảng tránh cha mình, bởi các cậu chưa thể làm như những gì bố muốn.

Mẹ luôn để các cậu bé ở bên cạnh và có ít kỳ vọng về các cậu hơn là những người cha điển hình thường đặt ra. Cha đặt nhiều áp lực lên con trai hơn và hậu quả là đẩy con trai ra xa mình. Mẹ đem lại cho các cậu chỗ dựa về cảm xúc. Mẹ thường dạy con trai cách phân biệt và nhận biết rõ cảm xúc của mình tốt hơn các ông bố. Điều này giúp các cậu bé thấy thoải mái hơn và giúp chúng điều khiển bản thân.

- Vai trò của mẹ thay đổi thế nào khi con trai của họ trưởng thành?

- Khi một cậu bé bước vào tuổi dậy thì, một quá trình thay đổi khá đau đớn diễn ra. Bỗng nhiên cậu thấy ngượng nghịu với mẹ vì một số lý do. Trước hết, cậu thấy cảm xúc của cậu dựa vào mẹ nhiều và nó làm cậu bối rối bởi cậu muốn độc lập. Cậu cũng không muốn cảm thấy gần gũi mẹ nữa bởi những ham muốn tình dục bắt đầu nảy sinh và cậu thấy khó khăn khi phải điều hoà những cảm xúc đó.

Điểm mấu chốt là khi cậu thấy tính đàn ông của mình đang hình thành, cậu cần tách khỏi mẹ. Các nhà nghiên cứu còn gọi quá trình này là “tiêu diệt” mẹ. Nó giống như là một ngày cậu ta thức dậy và quyết định rằng không cần mẹ nữa, rồi bỗng nhiên cậu trở nên xa cách, thậm chí lạnh lùng với mẹ.

Khi bị đẩy ra xa bởi chính con trai mình, các bà mẹ thấy đau lòng. Họ thường hiểu sai hành động này và cảm thấy bị chối bỏ, đau đớn và tưởng họ là những người mẹ thất bại.

Các chuyên gia tâm lý khuyên các bà mẹ không bao giờ coi cách hành xử của các cậu con trai, các cô con gái tuổi dậy của mình là do họ và chỉ có con họ làm vậy (con của các bà mẹ khác cũng như vậy đấy). Sự thay đổi này thực chất là một bước phát triển trong đời của một cậu con trai.

Tin tốt là những cậu bé thường bước qua giai đoạn này trước khi được nửa thời gian đại học và nếu các cậu từng thân thiết với mẹ trước tuổi dậy thì, các cậu sẽ nối lại mối quan hệ thân thiết đó khi đã trưởng thành thật sự.

- Những vấn đề lớn nhất nảy sinh giữa mẹ và con trai là gì?

- Những vấn đề lớn nhất thường xảy ra trong thời gian tuổi teen. Lúc này các cậu đã tách khỏi mẹ. Khi cảm thấy không an toàn và chắc chắn về tính đàn ông của mình hoặc những đặc điểm ở bản thân (cậu bé nào mà không như vậy chứ?) các cậu sẽ khiến cho cuộc sống của các bà mẹ thật sự khó khăn. Vì thấy an toàn với mẹ, các cậu sẽ trút sự tức giận và thất vọng lên các bà mẹ. Mẹ sẽ trở thành tấm bia cho mỗi cảm xúc ngớ ngẩn mà các cậu trải qua. Bởi các cậu biết mẹ sẽ không bỏ rơi mình.

Cũng quan trọng như việc tách khỏi mẹ trong thời thanh niên là việc gắn mình với một hình mẫu là nam giới. Nếu một cậu bé không có một hình mẫu về một người đàn ông mạnh mẽ, cậu ta sẽ ở trong thời kỳ thiếu niên lâu hơn, cố gắng tự mình tìm ra định nghĩa thế nào là một người đàn ông thật sự. Điều này thật khó khăn đối với các bà mẹ, đặc biệt là những bà mẹ độc thân, bởi họ không thể chỉ cho các cậu bé thế nào là một người đàn ông - cậu cần nhìn thấy một tấm gương. Cậu trở nên thất vọng và vì vậy khiến cuộc sống của bà mẹ độc thân khó khăn hơn.

- Điều quan trọng nhất các bà mẹ cần biết khi nuôi dạy một cậu con trai?

- Đó là tặng cậu ba thứ sau. Ngay từ lúc bắt đầu, cậu đã cần sự Quan tâm, Ngưỡng mộ, và Yêu thương. Cần cho các cậu sự quan tâm bởi các cậu bé thường ít thể hiện nhu cầu này hơn là các cô bé. Khi chúng lớn, chúng cần thấy mình được ngưỡng mộ (cái tôi của một người đàn ông phát triển từ khi còn bé) và điều này giúp cho sự tự tin và nam tính của cậu về sau. Chúng cần được cổ vũ bởi chúng khác với chúng ta - những bà mẹ, và hãy để chúng biết chúng ta thích thú với những gì thuộc về chúng. Những bà mẹ ly hôn và từng bị tổn thương bởi đàn ông cần cố gắng để không trút tức giận, bất mãn trong lòng lên con trai. Con trai rất, rất dễ bị tổn thương bởi mẹ chúng.

Con trai cũng cần sự khích lệ bằng hành động, thật nhiều cái ôm trìu mến và hãy đem lại cho chúng nhiều tình yêu nhất có thể. Việc này sẽ dừng lại rất nhanh (không như với con gái) nên chúng ta cần tận dụng tối đa khi còn có thể. Sự yêu thương giúp các cậu bé cảm thấy mình quan trọng với tư cách là một người trưởng thành và điều đó giúp lòng tự trọng của các cậu được phát triển.

- Và những lời khuyên cuối cùng tới các bà mẹ?

1. Dạy cho các cậu bé cách phân biệt và nhận biết rõ các cảm xúc của mình từ khi còn nhỏ. Dùng từ ngữ chính xác đặc trưng cho những cảm xúc để giúp cậu. Hãy hỏi những câu như: “Con cảm thấy buồn à, có phải không? Con tức giận à, tại sao vậy? Có phải con thấy thất vọng không? Phấn khích chứ cậu bé của mẹ?” Các cậu bé không phải là những nhà ngoại giao thiên bẩm, nên chúng ta cần giúp chúng nói lên chính xác cảm nhận của mình.

2. Mối quan hệ giữa mẹ với con gái thường thông qua trò chuyện, nhưng mối quan hệ giữa mẹ với con trai lại thông qua việc tham gia các hoạt động. Vì vậy, nếu bạn muốn gần với con trai mình hơn, hãy cùng đạp xe, leo núi hoặc đưa chúng tới một buổi biểu diễn xe ô tô. Hãy để cậu bé chọn hoạt động hoặc nơi đến và rồi đưa cậu tới đó. Hãy dành cho cậu khoảng thời gian chỉ có hai người mà thôi để cậu cảm thấy bạn thực sự muốn ở bên cạnh con và bạn hứng thú với mối quan hệ giữa hai mẹ con.

3. Giữ con trai của bạn gần gũi với bạn nhất có thể. Khi cậu tới độ tuổi thanh thiếu niên và đẩy bạn ra xa, bạn vẫn cần ở gần cậu. Cậu bé vẫn cần bạn lắm. Cậu bé cần bạn để có người giám sát cậu thực hiện “lệnh giới nghiêm”, rằng cậu không uống rượu ở bên ngoài quá muộn vào buổi đêm với bạn bè và rằng gia đình là nơi an toàn nhất dành cho cậu.

Đừng mắc phải những sai lầm mà rất nhiều bậc phụ huynh phạm phải khi các cậu bé vỡ giọng và bắt đầu cạo râu. Đó là mở rộng cửa và để các cậu tự do quá sớm. Cậu bé của bạn giờ đây có thể trông giống như một người đàn ông, nhưng trong tâm hồn cậu thì đó vẫn là một đứa trẻ. Cậu cần những ông bố bà mẹ nghiêm khắc bởi cậu không có kinh nghiệm hoặc sự vững vàng tâm lý cần thiết để nằm ngoài những rắc rối. Đó là trách nhiệm của bạn nếu để chuyện đó xảy ra.

Dạy cho cậu bé biết cậu có thể làm gì, điều gì không được phép làm. Dù cậu bao nhiêu tuổi, hãy để cậu thấy sức mạnh của cậu và đừng chĩa mũi nhọn vào những điểm yếu.

Cách tốt nhất để khuyến khích sự nam tính ở các cậu bé là tận dụng các cơ hội để dạy cho cậu biết làm thế nào để thoát ra khỏi những tình huống khó khăn và phải làm gì khi cậu cảm thấy bế tắc.

Giải cứu cho các cậu khỏi những tình huống khó khăn khi các cậu đã trưởng thành không tốt bằng việc giúp các cậu học cách tự giải quyết, và bạn chỉ cần luôn ở bên con mà thôi.

Wednesday, July 7, 2010

Pipi 2 tháng 1 tuần (7.7.2010)


Con zai Mẹ điệu chưa nè



















Iu đôi mắt long lanh của con we













Tập lẫy (muốn lẫy lắm rùi dù mới 2 tháng 1 tuần)



Sunday, July 4, 2010

PIPI 2010/07/04

Khì khì...
OLP_3911 (Large)

Mơ màng...
OLP_3910 (Large)

OLP_3893 (Large) by you.

Ngủ dậy rùi, tè thui...
OLP_3908 (Large)

Nằm chơi ngoan...
OLP_3907 (Large)

"Nói chuyện"...
OLP_3906 (Large)

Mỉm cười
OLP_3905 (Large) by you.

Lắng nghe...
OLP_3904 (Large) by you.


OLP_3902 (Large) by you.
OLP_3901 (Large) by you.
OLP_3899 (Large) by you.

Bắt đầu chán chơi 1 mình
OLP_3898 (Large) by you.
OLP_3897 (Large) by you.

Mím môi nghe chăm chú...
OLP_3890 (Large) by you.

"Dạ...Ông gọi cháu á?"
OLP_3889 (Large) by you.

Cháu đây...
OLP_3884 (Large) by you.

Phù...mệt..vừa xơi tái 120ml
OLP_3882 (Large) by you.
OLP_3881 (Large) by you.

OLP_3878 (Large) by you.

OLP_3870 (Large) by you.

OLP_3868 (Large) by you.


OLP_3865 (Large) by you.


OLP_3862 (Large) by you.

OLP_3860 (Large) by you.

"Khỏa thân khoe hàng"
OLP_3854 (Large) by you.

OLP_3853 (Large) by you.

Nằm chơi trong nôi...
OLP_3771 (Large) by you.

OLP_3770 (Large) by you.